ĐỀN HẠC LINH SƠN - NGÔI ĐỀN THIÊNG THỜ THẦN RẮN
ĐỀN HẠC LINH SƠN DIỄN
LỘC (ĐỀN THẦN) NGÔI ĐỀN THIÊNG THỜ THẦN RẮN
Xưa, có một gia đình ở xã Quỳ
Trạch (thuộc huyện Yên Thành ngày nay), chồng là Hoàng Phúc Hữu, vợ là Vũ Thị
Quyền, tuổi đã cao nhưng chưa có con. Họ cho mình có tội lỗi gì đây với đất trời,
nên họ ra sức làm việc thiện và làm lễ cầu tự khắp nơi.
Một hôm bà vợ tắm ở
khe suối, tự nhiên thấy mình chuyển động, từ đó bà có thai. Đủ ngày đủ tháng bà
sinh ra một cái bọc có hai quả trứng, ông bà bỏ trứng vào chậu nước trong. Bổng
hai quả trứng nở ra một con rắn và một con giao long (thuồng luồng). Tuy rất sợ
hãi nhưng vông bà vẫn để nuôi, đặt tên một là Hoàng Cảnh Kỳ, một là Hoàng Tiến
Sơn.
Nhưng nuôi được ba
năm, thấy hai con rắn vẫn hiền lành, ông bà chăm sóc rất chu đáo. Một hôm, ông
vác thuổng đi khắp bờ ruộng, hai con rắn bò quanh vướng vào chân ông. Ông vô
tình chắn đứt đuôi một con. Lúc đó bầu trời bổng nổi cơn sấm sét, mưa gió ầm
ầm, không thấy hai con rắn đâu nữa, ông vác thuổng về nhà thấy hai con rắn ra
chực cắn. Ông hoảng sợ quá bèn van lạy cầu xin. Rắn có tên là Cảnh Kỳ bổng lên
tiếng nói: Cha đã biết lỗi, nỡ nào đứt tình cốt nhục. Chúng con là long xà trên
thượng giới, vì có duyên nợ với kiếp trước nên được đầu thai xuống nhà ta,
không ngờ cha vô tình chắn đứt đuôi em con. Chúng con không thể ở với cha thêm
được nữa. Nay con về cư trú ở Bàu Canh làm thần ở núi Hạc Linh. Em con trú ở
Bàu Ác làm thần phù hộ dân ở vùng Bàu Ác. Năm nào trời hạn hán, cha bảo nhân
dân thắp hương làm lễ cầu khấn, chúng con sẽ hiển ứng thần thông. Nói xong hai
con rắn liền biến mất.
Từ đó nhân dân giáp Xuân Khánh (thuộc làng Xuân Nho xã Diễn
Lộc ngày nay) đi làm ruộng ở xứ Cồn Ngô, gần chân núi Hạc Linh, mỗi khi trời
chuyển động thường thấy một con rắn khổng lồ ngẫng cao đầu phun hơi lên trời,
phun đến đâu mưa đến đó. Mưa từ xã Quỳ Trạch đến làng Xuân Khánh thì trời tạnh
ráo và rắn cũng biến mất. Vì thế giáp Xuân Khánh có tên nôm là “Kẻ Tạnh” từ
ngày đó. Ở địa phương có câu:
“Nho Lâm đảo vũ vân tụ được mưa”
Nhiều năm như vậy mưa thuận gió hòa, đời sống nhân no đủ. Dân
nhớ ơn lập đền thờ, thờ phụng ghi nhớ ơn công đức của thần. Đền được dựng ở
chân núi Hạc Linh.
Thần ở núi Hạc Linh rất thiêng; không chỉ cầu mưa mà càu gì
được nấy.
Đến năm Quý Mùi (1763)
Cảnh Hưng Thứ 24 triều đình nhà Lê mới ban sắc phong là: Thượng đẳng tối linh
Đại Vương và ba câu chữ Tứ -Trung –Nghĩa , sau đó được phong là: Thượng thượng
đẳng thần với vị hiệu là “Càn bi đế vương, Võ Sơn Long Xà chư tôn Mỹ Tự, thượng
thượng đẳng tối linh đại vương”.
Thần rắn không chỉ nhân dân xã Nho Lâm thờ phụng ở đền
Hạc Linh Sơn mà nhiều làng khác ở hai huyện Diễn Châu, Yên Thành như làng Tràng
Thân, Lạc Sở, Yên Làng (Đền Sò)v..v..theo lệ hàng năm đều đến đền Hạc Linh Sơn
dâng hương cúng tế, đền đã được phục dựng
phần Thượng điện và hoàn thành cuốí năm 2019.